Thư mời gửi bài tham luận
HỘI THẢO QUỐC GIA
Định hướng Khung Chiến lược Phát triển tỉnh Kiên Giang
Tầm nhìn đến năm 2050
Kính gửi: Nhà nghiên cứu, Nhà hoạch định và tư vấn chính sách, Nhà Quản lý thực tiễn
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là nơi sinh sống của 17,3 triệu người với tổng diện tích đất tự nhiên lên tới 40.816,4 km², chiếm 12,32% diện tích đất liền của cả nước. ĐBSCL đã khẳng định được vị thế là trung tâm sản xuất, xuất khẩu lúa gạo, thủy hải sản và cây ăn quả hàng đầu của cả nước, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp. Tuy nhiên, thu nhập bình quân đầu người của vùng vẫn thấp hơn mức trung bình cả nước.
Thực hiện Luật Quy hoạch, Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 và Quyết định số 1163/QĐ-TTg ngày 31/7/2020, khung định hướng phát triển vùng ĐBSCL được xây dựng để làm cơ sở lập Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đồng thời, nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh của 12/13 tỉnh, thành phố trong vùng ĐBSCL cũng đã được phê duyệt, trong đó có Kiên Giang
Kiên Giang là tỉnh có vị trí và điều kiện tự nhiên thuận lợi từ đó có nhiều tiềm năng và lợi thế kinh tế đa dạng như kinh tế nông-lâm nghiệp, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông-thủy sản, và du lịch. Do có phía tây nam thông ra Vịnh Thái Lan, Kiên Giang còn có tiềm năng lớn về kinh tế cửa khẩu, hàng hải và mậu dịch quốc tế. Ngoài ra, Kiên Giang là cửa ngõ ra biển để các tỉnh, thành vùng ĐBSCL mở rộng giao thương với các nước trong khu vực ASEAN và thế giới. Do đó, việc định hướng chiến lược phát triển cho tỉnh Kiên Giang là hết sức quan trọng.
Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH), và Viện Nghiên cứu chính sách Nông nghiệp (HAPRI) kính mời các nhà nghiên cứu, các chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế phát triển, quy hoạch địa phương, những nhà làm và tư vấn chính sách gửi bài viết đến Hội thảo.
Một số chủ đề gợi ý (ưu tiên nhưng không giới hạn):
-
Đề xuất các kịch bản tầm nhìn, mục tiêu phát triển đến 2050 cho Kiên Giang
-
Lựa chọn hình ảnh nào của Kiên Giang trong mắt quốc tế
-
Xác định các điểm khác biệt, tiềm năng hoặc lợi thế có thể phát triển bền vữngtiềm năng của Kiên Giang
-
Phân tích đặc điểm vị trí địa lý để đề xuất các kịch bản phát triển nói chung và về kinh tế biển nói riêng., so sánh với các địa phương khác trên thế giới có vị trí và tài nguyên tương đồng
-
Phân tích hệ thống giao thông vùng và Kiên Giang. Phân tích ảnh hưởng quy hoạch giao thông quốc gia và vùng đến Kiên Giang.
-
Phân tích năng lực cạnh tranh và dự báo cho 30 năm tới năng lực cạnh tranh cấp ngành, năng lực cạnh tranh của cụm ngành và các hàng hóa cụ thể.
-
Phân tích ưu nhược điểm môi trường kinh doanh, khả năng thu hút và phát triển kinh tế tư nhân, thu hút các nhà đầu tư chiến lược
-
Phân tích phúc lợi hộ gia đình trong tiến trình phát triển (thu nhập, bất bình đẳng, nghèo, di dân, chăm sóc y tế, giáo dục)
Khung thời gian quan trọng:
-
Thời hạn nộp bài: 15/6/2021
-
Thông báo kết quả: 16/6/2021
-
Ngày hội thảo: Thông báo sau
-
Địa điểm hội thảo: Rạch Giá - Kiên Giang
Hướng dẫn format:
-
Trang bìa với các nội dung:
-
Tiêu đề
-
Thông tin tác giả: tên, tổ chức, địa chỉ, email, số điện thoại,
-
Tóm tắt bài viết (tối đa 300 từ) và tối đa 6 từ khóa (nếu có).
-
-
Bài viết khoảng cách dòng đơn (single-spaced), cỡ chữ 12, phông chữ Times New Roman.
-
Độ dài bài viết nên trong khoảng 3000-5000 từ (không bao gồm tài liệu tham khảo và phụ lục).
-
Các bảng, hình, đồ thị phải được chèn càng gần vị trí được trích dẫn càng tốt. Các tiêu đề được căn giữa cho mỗi bảng, hình.
-
Tài liệu tham khảo kiểu APA
-
Các bài viết của các nhà quản lý thực tiễn cấp quốc gia, cấp vùng, cấp tỉnh/thành không nhất thiết phải theo format quy định trên.
Quyền lợi của tác giả:
-
Những bài viết được chấp nhận trình bày tại hội thảo sẽ được hỗ trợ 7 triệu/bài viết.
-
Toàn bộ chi phí tác giả tham dự trình bày tại hội thảo ở địa phương sẽ được tài trợ bởi UEH-HAPRI.
-
Những bài viết tốt sẽ được chọn đăng trong một số đặc biệt của Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á (JABES, tiếng Việt).
Bài viết gửi về: hapri@ueh.edu.vn; tiêu đề: “Ten tac gia-Quy hoach Kiên Giang”
Thông tin liên lạc:
Viện nghiên cứu chính sách Nông nghiệp và Sức khỏe
Tầng 10, 279 Nguyễn Tri Phương, Phường 5, Quận 10, TP.HCM (ĐT: 028 3853 0867)
Thư ký liên lạc:
Trần Thị Phú Duyên
Điện thoại: 0373 225 525
Email: duyenttp@ueh.edu.vn
Ban tổ chức hội thảo rất mong nhận được những bài viết có đề xuất chiến lược thực tiễn và cụ thể.
GS. TS Nguyễn Trọng Hoài
Tổng Biên tập Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á (JABES)
Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Email: hoaianh@ueh.edu.vn
TS. Võ Tất Thắng
Phó Trưởng Khoa, Khoa Kinh tế, ĐH Kinh tế TP.HCM
Viện trưởng, Viện Nghiên cứu Chính sách Nông nghiệp và Sức khỏe (HAPRI)
Email: thangvt@ueh.edu.vn